Thoái hóa điểm vàng bẩm sinh hay còn gọi là thoái hóa điểm vàng ở người trẻ tuổi là tình trạng điểm vàng bị thoái hóa ngay khi còn trẻ dù đây là căn bệnh thường gặp ở người già. Lý do mắc bệnh chủ yếu liên quan đến vấn đề di truyền cũng như một số tác nhân bên ngoài khác. Trên thực tế, bệnh nhân không nên bỏ qua vấn đề này bởi vì có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn nếu bệnh diễn tiến nặng.
Thoái hóa điểm vàng bẩm sinh là gì?
Thoái hóa điểm vàng bẩm sinh đối với những người trẻ tuổi được xem là một bệnh di truyền gen trội. Nó được xem là căn bệnh bẩm sinh, tuy nhiên thời điểm khởi phát bệnh thường rơi vào độ tuổi vị thành niên. Lúc đầu, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như giảm thị lực nhẹ, tầm nhìn hạn chế. Thoái hóa điểm vàng bẩm sinh cũng có 2 dạng là thể khô và thể ướt.
Khi bệnh bắt đầu phát triển nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ phải đối diện với những vấn đề thị lực nặng nề hơn. Cụ thể như sau:
- Mắt mờ: những bệnh nhân bị chứng thoái hóa điểm vàng sẽ bị hạn chế khả năng phân biệt các đối tượng, họ cần nhiều ánh sáng hơn để đọc chữ, xem sách,… Thậm chí việc lái xe cũng gặp nhiều khó khăn.
- Mù màu: bệnh nhân sẽ mất khả năng nhận biết các màu sắc, các màu sặc sỡ cũng trở nên mờ nhạt.
- Không thể nhận ra đường thẳng: đây cũng là một triệu chứng đặc trưng của bệnh. Lúc này bệnh nhân không thể nhận thấy được các đường thẳng và chỉ thấy những đường gấp khúc hoặc lượn sóng.
- Điểm mù trong tầm nhìn: điểm mù xuất hiện ngay giữa tầm nhìn của bệnh nhân và có xu hướng phát triển lớn dần theo thời gian. Điều này gây vấn đề tầm nhìn suy giảm của bệnh nhân, thậm chí có thể mất đi thị giác nếu không can thiệp chữa trị kịp thời.
- Ảo ảnh: đây là triệu chứng cho thấy bệnh nhân đã bị ảnh hưởng vô cùng trầm trọng. Họ có thể thấy những ảo ảnh khác nhau, lúc ẩn lúc hiện và gây ra cảm giác sợ hãi, hoảng hốt rất đáng lo ngại.
Nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng bẩm sinh
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoái hóa điểm vàng bẩm sinh chính là yếu tố liên quan đến gen di truyền. Điều này có nghĩa là nếu trong gia đình có người bị chứng bệnh này thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, tác hại của ánh sáng xanh (những loại ánh sáng phát ra từ các thiết bị kỹ thuật như tivi, máy tính, điện thoại,…) có bước sóng ngắn và mang năng lượng cao cũng là một lý do gây bệnh. Loại ánh sáng này có khả năng tấn công vào tận đáy mắt và làm tổn thương các tế bào sắc tố võng mạc. Nếu tình trạng này xảy ra lâu ngày mà không được khắc phục thì có thể gây ra chứng thoái hóa võng mạc.
Bệnh thoái hóa điểm vàng bẩm sinh có nguy hiểm không?
Theo như các bác sĩ chuyên nhãn khoa, bệnh thoái hóa điểm vàng bẩm sinh là một tình trạng bệnh mãn tính, diễn biến âm thầm trong thời gian lâu và có nguy cơ làm giảm thị lực trung tâm của bệnh nhân. Cụ thể, khi bệnh nhân được chẩn đoán căn bệnh này thì các tế bào thần kinh thị giác có khả năng đã bị tổn thương và mất chức năng nhận – xử lý hình ảnh.
Thông thường, nếu bị tổn thương 1 mắt thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc phải vấn đề tương tự ở mắt còn lại trong vòng 3 – 5 năm tiếp theo. Tuy nhiên, trên thực tế có đến hơn 80% bệnh nhân không phát hiện bệnh sớm và không được can thiệp điều trị. Khi đã có dấu hiệu bệnh nặng hơn như suy giảm thị lực, mù màu,… thì bệnh nhân mới biết mình đã mắc bệnh. Song, các bác sĩ cũng cho biết đây là một bệnh lý khá nguy hiểm vì ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác nhưng tại nước ta tỷ lệ mắc bệnh này không phải là quá cao. Do đó thoái hóa điểm vàng nói chung chưa được quan tâm đúng mức.
Điều trị thoái hóa điểm vàng ở người trẻ
Nếu có người thân trong gia đình mắc chứng bệnh này, bạn nên cân nhắc đi tầm soát sớm nhất có thể để xem xét khả năng mắc bệnh. Dưới đây là một số gợi ý để phòng ngừa và đẩy lùi nguy cơ mắc chứng thoái hóa điểm vàng ở người trẻ hiệu quả. Cụ thể là:
- Ăn uống lành mạnh: chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng có thể giúp cải thiện vấn đề bệnh lý. Bạn cần làm phong phú thực đơn của mình mỗi ngày, tập trung vào các loại rau có màu xanh đậm, các thực phẩm giàu axit béo và Omega-3 như các loại hạt (hạt hạnh nhân, óc chó, oliu,…), cá hồi,…;
- Bổ sung Vitamin và các loại khoáng chất: Vitamin C, E, khoáng chất, Lutein, Zeaxanthin, Kẽm,… đều có khả năng hỗ trợ trì hoãn diễn tiến của căn bệnh thoái hóa điểm vàng. Đồng thời, chúng cũng có thể giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể;
- Kiểm tra thăm khám mắt định kỳ: việc này sẽ giúp bệnh nhân được các bác sĩ theo dõi tình hình bệnh sát sao hơn, từ đó có thể cân nhắc các phương án điều trị kịp thời;
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh có nguồn gốc từ thảo dược: bệnh nhân có thể chủ động tìm hiểu những loại dược phẩm có khả năng giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn như Bộ Đôi Dược Thảo PyLoMa bao gồm Vision Factors và BetaCareAll. Bộ đôi sản phẩm này được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ, hoàn toàn 100% chiết xuất từ thành phần thiên nhiên nên bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Bộ Đôi Dược Thảo PyLoMa có tác dụng phục hồi các tế bào võng mạc trên điểm vàng, từ đó giúp phục hồi thị lực. Đồng thời, các mạch máu trong hệ thần kinh thị giác cũng được bảo vệ, tránh tổn thương điểm vàng tối đa.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh thoái hóa điểm vàng bẩm sinh mà chúng tôi đã tổng hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến Bộ Đôi Dược Thảo PyLoMa, vui lòng liên hệ với PyLoRa qua Hotline 0909 748 517 để được giải đáp.
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA
Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0909 748 517
Email : info@PyLoRa.com
>>> XEM THÊM: Thoái Hóa Điểm Vàng Ở Mắt
Bài viết liên quan
Dấu Hiệu Bị Thoái Hóa Điểm Vàng
Chia sẻBệnh thoái hóa điểm vàng là một bệnh lý liên quan đến mắt phổ [...]
Th9
Chứng Thoái Hóa Điểm Vàng Ở Người Già
Chia sẻThoái hóa điểm vàng ở người già hay còn được gọi là thoái hóa [...]
Th8
PyLoMa Là Gì ? Thành Phần, Nguồn Gốc Và Công Dụng
Chia sẻVới nhiều loại thuốc từ Tây sang Bắc hiện nay giúp điều trị bệnh thoái [...]
Th7